Chip xử lý của iPhone mạnh mẽ tới đâu? Cùng chúng mình tìm hiểu sức mạnh của những con chip nhà Apple nào

0
24559

Bên cạnh hệ điều hành iOS thì điều tạo nên một sự khác biệt so với phần còn lại của thế giới cho những chiếc điện thoại của Apple chính là con chip cực kỳ mạnh mẽ ở bên trong. Vậy những con chip bên trong iPhone có gì thú vị, sức mạnh của chúng lớn đến đâu? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu xem chip xử lý của iPhone mạnh mẽ tới đâu nào!

1. Chip xử lý trên điện thoại là gì?

Chip xử lý trên điện thoại chính là bộ xử lý trung tâm, Central Processing Unit hay còn được gọi ngắn gọn là CPU. Đó chính là các mạch điện tử, thực hiện các câu lệnh của chương trình bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản do mã lệnh chỉ ra.

CPU giúp điều khiển xử lý các thông tin trên một bo mạch gồm nhiều khối thực hiện từng chức năng riêng biệt. Như các khối xử lý thông tin từ loa, màn hình, khối điều khiển camera… sẽ tương tác với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh và được điều khiển bởi một CPU.

Hiểu đơn giản thì CPU chính là bộ não quan của một chiếc máy tính, thứ quyết định được sức mạnh cũng như tốc độ làm việc của thiết bị đó. Đây chính là bộ phận không thể thiếu của bất kỳ chiếc điện thoại hay máy tính nào nếu muốn hoạt động được.

2. Chip xử lý của iPhone mạnh mẽ tới đâu? 

Apple A13 Bionic 6 nhân

Apple A13 Bionic chính thức ra mắt vào năm 2019 và được trang bị lên bộ ba iPhone 11 cũng xuất hiện vào cùng năm đó là iPhone 11, iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max. Trong năm 2020, Apple cũng đã cho ra mắt thêm một thiết bị điện thoại là iPhone SE (2020) cũng được trang bị chip xử lý này.

Đây là con chip đầu tiên được Apple tích hợp trí tuệ nhân tạo AI mới, cho phép xử lý ma trận nhanh hơn gấp 6 lần so với thế hệ chip cũ.

Được sản xuất dựa trên cấu trúc ARM 64-bit trên tiến trình 7 nm+, chứa đựng tới 8,5 tỷ bóng bán dẫn giúp con chip A13 Bionic của Apple có được một sức mạnh khủng khiếp nhưng lại có mức tiêu thụ điện năng thấp hơn so với phiên bản tiền nhiệm trước đó.

Apple A13 Bionic đã có những đột phá trong hiệu năng và tiết kiệm điện như việc các lõi CPU hiệu năng nhanh hơn, sử dụng ít năng lượng hơn. GPU của Apple A13 Bionic có 4 nhân và cũng nhanh hơn, sử dụng ít năng lượng hơn Apple A12. Neural Engine của con chip này hoạt động cũng nhanh và tiết kiệm điện hơn trước.

Có thể thấy sức mạnh CPU của con chip A13 Bionic không chỉ vượt trội hơn so với phiên bản tiền nhiệm là A12 Bionic, mà còn áp đảo hoàn toàn so với các dòng chip của những hãng được trang bị trên những chiếc điện thoại ra mắt vào cùng thời điểm, được xem là những đối trọng trực tiếp của iPhone lúc bấy giờ.

Apple A14 Bionic 6 nhân

Được Apple cho ra mắt lần đầu cùng với iPad Air 2020, đồng thời cũng được trang bị lên bộ bốn iPhone 12 được ra mắt cùng thời điểm. Là thế hệ chipset đầu tiên của Apple được sản xuất dựa trên tiến trình 5nm với hơn 11.8 tỷ bóng bán dẫn. A14 Bionic cho khả năng tăng tốc độ xử lý lên đến 3.1 GHz và nâng cao hiệu suất đồ họa gấp 1.3 lần các thế hệ tiền nhiệm.

Apple A14 Bionic sử dụng CPU 6 lõi 64-bit (ARMv8 ISA) với 2 lõi hiệu suất cao (Firestorm) và 4 lõi tiết kiệm năng lượng (Icestorm) giúp việc xử lý các tác vụ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, cùng với đó là khả hiệu quả về điện năng cũng được nâng cao lên tối đa.